Một số loài cá có tên là cả một bầu trời bí ẩn!
Đa số chúng ta chỉ biết đến các loài cá ăn được, chúng trông cũng được. Một số loài cá dưới đây nếu thoạt trông qua bạn sẽ hết hồn vì hình dạng ma quái của chúng!
Tên các loài cá kỳ dị nhất hành tinh – Những thủy quái thực sự!
Một số loài cá có tên là cả một bầu trời bí ẩn – Cá chiêm tinh – Loài cá kỳ quái nhất hành tinh
Cá Stargazer (chiêm tinh hay sao Nhật) có tên khoa học là Pleuroscopus pseudodorsalis. Đây là loài cá thường sống ở độ sâu từ 40-800m dưới đáy biển. Có chiều dài cơ thể từ 18-90cm.
Với hàm răng lởm chởm, nhọn hoắt và đôi mắt hung ác. Cá chiêm tinh được xếp vào những loài cá xấu xí nhất thế giới. Tên của chúng có lẽ được đặt do chúng quá gây sốc cho người nhìn
Là loài động vật ăn thịt chuyên “đánh lén”. Khuôn mặt hếch cho phép cá chiêm tinh giấu gần như toàn bộ cơ thể dưới cát, bùn. Chỉ có phần đầu với đôi mắt là ló lên. Nó nằm yên chờ con mồi bơi tới gần. Khi há miệng, cá chiêm tinh có thể biến thành “hố sát thủ” với chiệc miệng mênh mông!. Có khả năng nuốt trọn con mồi với kích thước ngang ngửa cơ thể nó.
Một số loài cá chiêm tinh thậm chí còn có thể hút mồi bằng lưỡi dài. Vài loài khác có cặp cựa cực độc phía sau đầu. Hoặc có cơ quan phóng điện nằm giữa hai mắt. Đây là vũ khí giúp chúng làm tê liệt con mồi nhỏ hoặc gây đau đớn cho những loài lớn hơn.
Thất là một loài cá ác độc như thầy phù thủy!
Một số loài cá có tên là cả một bầu trời bí ẩn – Cá mặt trăng – Loài cá trông như ” mặt trăng”
Cá mặt trăng có tên khoa học là Mola Mola, là loài cá biển cỡ lớn. Chúng thường lặn xuống dưới vùng nước sâu, nơi nhiệt độ rất thấp.
Điểm dặc biết của loài cá này là hình dạng khá kỳ lạ. Nhìn tổng thể chúng có thân hình bầu dục tròn. Đặc biệt, miệng của loài cá này rất nhỏ, mỗi hàm có hai răng dính vào nhau làm thành một cái “mỏ” như mỏ chim. Với cái miệng đặc dị như vậy, chúng không thể nuốt mồi to mà chỉ chuyên ăn giáp xác nhỏ và các phiêu sinh vật khác.
Một cá mặt trăng mẹ có thể đẻ tới 300 triệu trứng chỉ sau 3 tuần mang thai. Cá con khi nở ra chỉ nhỉnh hơn một hạt cát,, nhỏ hơn cơ thể con mẹ tới 600 lần. Tuy vậy, cá con lại lớn rất nhanh, chỉ sau 15 tháng sau khi trứng nở, chúng có thể tăng lên tới 373kg.
Lúc còn nhỏ, cá mặt trăng cũng như bao loài cá khác, bơi rất khỏe theo đàn. Cho đến khi lớn, chúng càng trở nên lười biếng, chỉ sống một mình và thả cơ thể trôi lơ lửng theo dòng hải lưu đến khắp các đại dương.
Thật đúng là: “….Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ … “(Trần Đăng Khoa)
Một số loài cá có tên là cả một bầu trời bí ẩn – Cá mập Wobbegong – Tấm thảm … bơi – không phải là tấm thảm bay!
Loài cá này sinh sống ở vùng rạn san hô ven bờ ngoài khơi phía bắc Úc, New Guinea và những đảo lân cận. Được biết đến là một trong những loài cá mập “dị” nhất hành tinh.
Wobbegong sở hữu thân hình khá to lớn, dẹt ngang như một tấm thảm hoa. Màu sắc da lốm đốm và những cái râu xung quanh. Đúng là một tấm thảm biết bơi! Bởi vậy chúng còn được gọi là Cá mập thảm-
Cá mập Wobbegong được mệnh danh là “bậc thầy ngụy trang” dưới đáy đại dương. Bằng cách lợi dụng tấm da lốm đốm màu sắc và râu ria giống như rong biển. Chúng giả làm san hô, ẩn thân trong lớp cát dưới đáy biển.
Tuyệt chiêu của loài cá mập này là nằm yên dưới lớp cát. Chúng tấn công chớp nhoáng bằng cách mở miệng cực rộng khi con mồi lơ đễnh tiến đến đủ gần. Sau đó ngậm lại nhanh chóng!. Và không bao giờ kêu “A…a..a…” nên con mồi không thể thoát thân!
Hiện tại, cá mâp thảm Wobbegong ở mức gần nguy cấp! Số cá thể còn lại là rất ít!
Cá giọt nước – Giọt sữa dâu ghê sợ trong truyện cổ tích!
Cá giọt nước có danh pháp Psychrolutes marcidus. Là loài cá biển ôn đới, sống ở mực nước sâu. Chúng được tìm thấy ở vùng vịnh Broken (Australia), một số vùng nước sâu ở New Zealand.
Cá giọt nước có màu da trắng sữa hoặc hồng – Trông chẳng khác nào một giọt sữa dâu!