Sản phẩm : Rắn hổ hành sống
Rắn hổ hành có tên khoa học là Xenopeltis unicolor – một loài thuộc họ rắn nước (Colubridae). Đây là một loài rắn khá phổ biến ở khu vực miền Tây Nam Bộ và rất dễ để nhận biết. Còn có tên gọi là rắn mống. Đặc điểm nổi bật nhất là rắn hổ hành có các vảy ngũ sắc. Những chiếc vảy này sẽ phát ra màu sắc rất sặc sỡ dưới ánh nắng mặt trời. Phần lưng của rắn thường có màu nâu đỏ hay ánh đen, phần bụng có màu xám trắng.
Cũng giống như những loài bò sát có tập tính đào hang, cơ thể của rắn hổ hành khá tròn. Đầu hơi nhọn và có các vảy lớn hơn phần thân, đuôi ngắn.
Kích thước của rắn trưởng thành trung bình khoảng 80 – 100cm, cá biệt có những con dài đến 1.3m. Sau khoảng 10 tháng phát triển thì rắn có thể đạt tới trọng lượng 1.2kg.
Thêm một điểm đặc biệt của rắn hổ hành là răng của chúng không cố định. Chúng được gắn với sợi cơ linh động có thể gập lên xuống được. Thông thường, các răng sẽ gập về phía sau giúp giữ chặt con mồi để chúng không có cơ hội thoát ra ngoài. Cấu tạo đặc biệt này giúp chúng có thể nuốt những con mồi cứng như chim, thằn lằn, ếch, nhái một cách dễ dàng.
Rắn hổ hành sống có cắn không? Rắn hổ hành có độc không? Rắn hổ hành có ăn được không?
Ở nước ta, rắn chủ yếu phân bố ở các tỉnh vùng Tây Nam Bộ và đây là một trong những loài được nuôi trong nhiều trang trại.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, rắn mống không hề có nọc độc. Loài rắn này tấn công và giết chết con mồi bằng cách quấn rồi siết chặt cơ giống như trăn. Đặc biệt, rắn có khả năng kháng lại nọc của một số loài rắn độc như cạp nia nam, cạp nia bắc và nhất là rắn hổ mang.
Đây là một loài động vật chuyên đào bới, chúng dành phần lớn thời gian để chui rúc xuống lớp lá cây rụng, khe và hang đất. Nếu bị đe dọa, loài rắn này thường tìm cách lẩn trốn. Trong trường hợp bị khiêu khích liên tục, rắn sẽ quay lại tấn công đối thủ.
Khi trời chạng vạng tối, loài rắn này sẽ bò ra ngoài để tìm kiếm thức ăn. Giống những loài rắn khác, thức ăn của rắn mống là ếch, nhái, rắn và các loài động vật gặm nhấm nhỏ.
Mua rắn hổ hành,– Giá rắn Mống loại 1
Cửa hàng Chi Hải Sản: 242/53 Nguyễn Xí, phường 13, Bình Thạnh, TP HCM
Giá bán rắn hổ hành:
Hổ hành size 600g-900g/con: 900 k/1kg
Hổ hành size 300g-500g/con: 600 k/1kg
Hổ hành size 4-6 con/ 1Kg: 470 k/1kg
Cách làm thịt rắn hổ hành – Rắn Mống làm món gì ngon?
Từ con rắn hổ hành kiếm được, người dân vùng sông nước miền Tây chế biến thành nhiều món ăn “thượng hạng” làm cho thực khách phải tấm tắc gật đầu. Thông thường, người ta chỉ chọn con rắn chừng nửa kg là vừa ăn, nếu lớn quá thịt sẽ dai, mất đi mùi vị.
Rắn hổ hành nấu cháo đậu xanh
Để làm mất đi mùi hành, trước khi chế biến, người ta chà xát chanh tươi vào thịt rắn. Sau khi chặt khúc, bắc nồi cháo gạo rang lên, cho hỗn hợp thịt rắn và đậu xanh bóc sạch vỏ vào, chỉ cần đợi đến khi cháo nhừ là dùng được.
Muốn cháo ngon hơn, người đầu bếp sẽ cho thêm nước cốt dừa vào nồi cháo. Khi thấy cháo đã nở, ngay lập tức trút thịt rắn đã xào và nước cốt dừa vào rồi dùng muôi to hoặc đũa trộn cho đều. Công đoạn cuối cùng, chỉ cần để lửa to cho cháo sôi lên lần nữa rồi nhắc xuống.
Múc cháo ra tô, rắc ngò rí, hành lá đã xắt nhỏ, tiêu sọ giã nhỏ hay ớt bằm. Ai thích ăn mặn thì chan thêm chút nước mắm ngon (nước mắm mặn để nguyên chất).
Mùi cháo, mùi đậu xanh hòa với hành, ngò, tiêu,… bốc khói thơm phức. Thịt rắn vừa ngọt vừa mềm, da rắn dai dai giòn giòn, đậu xanh, nước cốt dừa cho vị bùi và béo. Thật là một thứ đặc sản tuyệt vời khó quên của vùng sông nước.
Rắn hổ hành hầm sả ớt
Dân nhậu miền Tây thường hầm sả rắn hổ hành để dùng với ruợu đế miệt vườn. Món ăn này chế biến vừa nhanh chóng, lại vừa giữ được vị ngọt thơm trong từng miếng thịt rắn.
Sau khi đã qua công đoạn sơ chế, chỉ cần bắc nồi sả thơm phức lên bếp, nêm nếm gia vị rồi cho thịt rắn vào nồi, đợi rắn mềm là có thể mang ra dùng được.
Khi chín, mùi thơm của sả đã làm mất đi mùi hành đặc trưng của rắn nên thịt rắn béo ngậy, đậm đà ăn hoài mà không biết ngán.