Sản phẩm : Chồn hương thịt
Chồn hương – Cầy vòi hương
Chồn hương hay còn gọi cầy vòi hương là động vật hoang dã, sống chủ yếu ngoài môi trường tự nhiên. Trong những năm gần đây, chồn hương dần được thuần hóa. Thành vật nuôi làm kinh tế của người dân miền Tây và một số vùng khác.
Nuôi chồn chi phí khá thấp, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, do chồn còn có nhiều bản năng của động vật hoang dã. Tuy nhiên gần đây, do người dùng đã bắt đầu quen với loại thực phẩm này. Lượng cung không đáp ứng nổi thị trường. Vì vậy thịt chồn hương tăng giá khá mạnh
Thịt chồn hương, Thịt cầy hương có tác dụng gì?
Chồn Hương có thịt mềm, thơm, ngọt, da và xương được dùng như một vị thuốc y học cổ truyền. Thịt Chồn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều đạm và vitamin thiết yếu.
Những tác dụng từ thịt chồn:
– Bổ sung dinh dưỡng cho người suy nhược cơ thể
– Tăng cường sinh lực phái mạnh
– Giúp bổ máu
– Giải nhiệt cơ thể
Thịt chồn hương đang là món ăn đặc sản. Ngoài ra, Chồn hương đực có tuyến xạ hương, xạ hương là dược liệu quý. Xạ hương có vị cay, tính ấm, có tác dụng chống độc, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh. Ở nước ngoài xạ hương được dùng trong công nghệ chế biến nước hoa, mỹ phẩm…
Mua chồn hương thịt – Giá chồn hương thịt, Giá chồn hương thịt 2024
Chồn hương thịt là sản phẩm mới của Chihaisan. Giá chồn hương thịt tại Chihaisan cạnh tranh nhất với chất lượng thịt ngon nhất!
Cửa hàng Chi Hải Sản: 242/53 Nguyễn Xí, phường 13, Bình Thạnh, tpHCM
Cách làm thịt chồn hương – Thịt chồn nấu món gì ngon?
Thịt chồn hương có thể làm ra rất nhiều món ngon, từ những món đơn giản như xào lăn, nướng, hấp,…. Hay những món ăn phức tạp sử dụng nhiều nguyên liệu là thuốc bắc.
Tuy thịt chồn hương ngon là vậy nhưng nhiều người lại không biết cách làm thịt chồn hương đúng cách. Vì vậy làm cho món ăn có mùi khó ăn.
Sau đây là cách làm thịt chồn hương thành rất nhiều món ăn ngon
Chồn hương nấu giả cầy
Nguyên liệu
- Thịt chồn cần thui bên ngoài da cho có màu vàng rồi rửa sạch. Tiếp tục chặt thịt chồn thành từng miếng vừa ăn rồi cho vào nồi.
- Củ sả bóc lớp vỏ ngoài và rửa sạch sau đó cắt thành từng lát mỏng hoặc băm nhuyễn.
- Ớt rửa sạch, băm nhỏ
- Riềng gọt vỏ ngoài, rửa sạch rồi băm hoặc xay nhỏ.
Cách làm:
Cho sả, ớt, riềng và 1 thìa cà phê sa tế, 2 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa tiêu, 2 thìa đường. 2 thìa muối, 2 thìa nước mắm, 2 thìa dầu ăn, ½ muỗng canh mắm tôm vào trộn đều. Để hỗn hợp ngấm gia vị khoảng 10 phút thì cho đậu phộng sống vào nồi.